Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh được sát nhập từ 3 quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9, có quyết định thành lập vào cuối năm 2020, được nhiều đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng trở thành trung tâm kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ. Đây là một trong những sự kiện đặc biệt và được xem là cột mốc phát triển quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thành lập Thành phố Thủ Đức ?
Sáng ngày 31/12/2020 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định thành lập TP Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm được tổ chức tại trụ sở UBND quận 2 – Điểm cầu chính. Ngoài ra, tại quận 9 và quận Thủ Đức cũng được truyền hình trực tiếp để đưa thông tin đến người dân trên toàn địa bàn.
Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh có mấy quận?
Diện tích, dân số và thành phố Thủ Đức gồm những quận nào là các vấn đề được không ít người nhắc đến. Theo Nghị quyết đã đưa ra, thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ quận 2, 9, Thủ Đức bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số. Cùng với đó, toàn thành phố có diện tích là 211.56 km2, dân số hơn 1.1 triệu người.
Sau khi được thành lập, trên bản đồ Thủ Đức sẽ có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông tiếp giáp với TP. Biên Hòa và huyện Long Thành (Đồng Nai), ranh giới là soong Đồng Nai.
- Phía Tây tiếp giáp quận 12, Bình Thạnh, quận 1, quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn.
- Phía Nam tiếp giáp huyện Nhơn Trạch qua ranh giới sông Đồng Nai và quận 7 quan sông Sài Gòn.
- Phía Bắc giáp với TP. Thuận An cà Dĩ An (Bình Dương).
Những điểm mạnh của Thủ Đức thành Phố Hồ Chí Minh
Với những trụ sở sẵn có như khu công nghệ cao quận 9, Đại học Quốc gia TPHCM, khu dô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức có khả năng đóng góp đến 1/3 ngân sách cho nên kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Phát huy và tận dụng những lợi thế riêng của từng quận sát nhập, TP. Thủ Đức sẽ là động lực mới cho sự phát triển chung toàn khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Những điểm mạnh là lợi thế vượt trội của thành phố cần phải phát huy trong thời gian tới bao gồm:
1. Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi
Dựa trên bản đồ Thủ Đức có thể thấy, đây là khu vực trung tâm miền Đông Nam Bộ, Việt Nam với cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng và phát triển một cách đồng bộ. Đây chính là điểm mấu chốt để kết nối các đầu mỗi giao thông quan trọng để tăng cường quá trình hợp tác những vùng lân cận.
Không chỉ vậy, vị trí của TP. Thủ Đức còn rất thuận lợi đối với sự phát triển của các ngành kinh tế hậu cần. Chiính vì vậy mà nơi đây còn có khả năng điều pồi và đa dạng hóa phương thức vận chuyển hàng.
Các tuyến giao thông chủ chốt quyết định đến hoạt động kinh tế, thương mại,… của toàn khu vực Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh gồm:
- Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang được đầu tư xây dựng và dự kiến hoạt động vào cuối năm 2021.
- Đường vành đai 3 Mỹ Phướng – Tân Vạn – Nhơn Trạch đã được thi công một số đoạn và bàn giao mặt bằng.
- Các tuyến cao tốc gồm TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL1K, xạ lộ Hà Nội, đường vành đai 2,… được mở rộng.
- Phát triển các tuyến đường thủy trên sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.
2. Hệ thống khởi nghiệp phát triển mạnh
Thủ Đức là thành phố đã có sự hình thành và phát triển của những ý tưởng khởi nghiệp với sự tham gia từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, khu đô thị sáng tạo công nghệ cao và trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm chủ chốt.
- Khu công nghệ cao được định hướng tở thành một trong những trung tâm hạt nhân thúc đẩy kinh tế phát triển, tự động hóa trong sản xuất và là ngôi nhà của nền công nghiệp Việt Nam thời đại 4.0.
- Khu Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực đã được đào tạo trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ thông tin. Nơi đây sẽ kết hợp cùng với trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo để mở rộng hợp tác liên ngành.
Các trụ sở chính tại TP Thủ Đức
TP Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh có gì để làm nền tảng cho sự phát triển trong tương lai? Thủ Đức là nơi có các phân khu chức năng như khu tài chính Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Khu Tam Đa, Khu Trường Thọ,… Với những tiềm năng này, ban lãnh đạo TP. Thủ Đức cần phải đưa ra chiến lược phát triển bền vững và mở rộng hơn, phát huy cái vốn có và không ngừng sáng tạo nhằm thức đẩy nền công nghiệp hiện đại tiến xa hơn trong tương lai.
- Khu tài chính Thủ Thiêm: mang sứ mệnh quyết định về lĩnh vực tài chính toàn thành phố. Theo định hướng được đưa ra sẽ phát triển về cơ sở hạ tầng ưu tiên người đi bộ và tàu điện ngầm để kết nối các địa phương. Đồng thời, kết nối đường phố với các lối đi ven sông, sân nhà thờ và thông suốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc: được đầu tư nhằm mang lại không gian rộng lớn. Đây là điểm mạnh để phát triển theo xu hướng đa dạng về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và kinh doanh loại hình thể thao tại Đông Nam Á. Dựa trên nền tảng cơ sở này, Thủ Đức có nhiều hơn cơ hội phát triển, mở rộng hình thức thể thao, kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm đưa nơi đây lên một tầm cao mới.
- Khu Tam Đa: là trung tâm công nghệ sinh thái. Đây là nơi sáng tạo, đưa ra những bản thiết kế và vận hành công nghệ sinh thái có khả năng chống chịu cao. Đồng thời, khu Tam Đa còn thúc đẩy du lịch sinh thái thành phố Thủ Đức nói riêng và Hồ Chí Minh nói chung.
- Khu Trường Thọ: là nơi để áp dụng những ý tưởng mới lạ, sáng tạo và độc đáo, được định hình như một số thị tương lai. Đây được đánh giá là nơi có tính cách mạng nhất về công nghệ, đưa các mô hình mới vào trong đời sống thường ngày hoặc trưng bài trong khu đô thị của tương lai.