Những điều không nên bỏ qua khi mua nhà cũ

Sở hữu một căn nhà của chính mình là mơ ước của nhiều người. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, mua lại nhà cũ là một giải pháp hiệu quả với những gia đình có nhu cầu ở ngay mà kinh tế eo hẹp. Tuy nhiên, khi mua nhà cũ, người mua cần xem xét, kiểm tra kỹ pháp lý, tình trạng căn nhà để tránh những rủi ro không đáng có.

Trường hợp của anh Thành (Gò Vấp, TP.HCM) là một ví dụ điển hình. Do tin tưởng chủ nhà, anh đã trả trước tới 80% giá trị một căn nhà cũ mà không xem kỹ thông tin pháp lý của căn nhà. Anh không ngờ người đứng tên căn nhà là người chồng đã mất, các con chủ nhà lại xảy ra tranh chấp tài sản, không cho giao dịch.

Không những thế, chủ nhà còn tự ý lấn chiếm, xây sai phép so với giấy phép xây dựng nên chưa được hoàn công. Anh Thành lại phải mất thêm thời gian, tiền bạc đứng ra giải quyết tranh chấp và dỡ bỏ phần xây sai phép để được sang tên.

Hay trường hợp của vợ chồng chị Thanh (Thủ Đức, TP.HCM). Khi mới mua, căn nhà trông hiện đại, khang trang vì mới được chủ cũ tân trang lại. Toàn bộ chân tường nhà đều được ốp gạch giả gỗ, sơn lại rất sáng sủa, đẹp đẽ. Niềm vui có nhà mới chưa lâu thì chỉ hai tháng sau, căn nhà mới mua của chị từng mảng tường rơi ra, chỗ thì bung rộp lỗ chỗ mặc dù sơn vẫn còn rất mới. Lúc này vợ chồng chị mới biết, hóa ra chủ cũ mặc dù biết tường nhà cũ ẩm mốc, xuống cấp nhưng không róc ra, cứ để vậy sơn lại. Tường nhà rơi vãi xuống nền nhà, vợ chồng chị lại phải bỏ tiền ra để làm lại toàn bộ tường nhà.

Theo các chuyên gia, khi mua nhà cũ, người mua sẽ có cơ hội đàm phán, hạ giá căn nhà. Tuy nhiên, khi mua nhà đã qua sử dụng, người mua cần xem xét, tỉ mỉ, thận trọng, cân nhắc trước khi quyết định xuống tiền. Dưới đây là một số lưu ý khi bạn mua nhà cũ.

Vị trí căn nhà, điều kiện sống xung quanh

Người mua cần cân nhắc ngôi nhà có vị trí giao thông thuận lợi, gần các tiện ích và dịch vụ thiết yếu như nơi làm việc, trường học, bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi giải trí,…

Cần xem xét tình hình an ninh nơi dự định sinh sống. Bạn nên đến xem nhiều lần vào các khoảng thời gian trong ngày: sáng, chiều, tối và trong các điều kiện thời tiết khác nhau, giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng căn nhà cũng như tình trạng môi trường, giao thông quanh khu vực, để chắc chắn rằng bạn có thể thích nghi với ngôi nhà trong mọi thời điểm.

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan xung quanh như quy hoạch chung của khu vực, an ninh trật tự, tiếng ồn, hàng xóm, điện nước, chợ búa, trường học… Tất cả các vấn đề này rất cần thiết, vì đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn và gia đình. Thực tế chỉ cần bỏ vài giờ đồng hồ để tham quan xung quanh cũng như trò chuyện cùng các cư dân ở đó bạn có thể nắm được toàn bộ thông tin.

Pháp lý, lịch sử ngôi nhà

Cần phải kiểm tra thông tin quy hoạch, xem căn nhà đó có dính tranh chấp gì không như tranh chấp với hàng xóm láng giềng, anh em trong nhà,… Bạn có thể đến phòng quản lý đô thị địa phương để xem quy hoạch hoặc kiểm tra tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc có thể hỏi thăm những người hàng xóm.

Nếu không xem kỹ các vấn đề pháp lý, về sau gặp vướng mắc sẽ dễ xảy ra tranh chấp. Khi nhà vướng pháp lý, bạn muốn bán lại hay chuyển nhượng lại cho người khác cũng rất khó khăn và kén khách mua.

Kiểm tra chất lượng, kết cấu ngôi nhà

Để hút người mua và bán nhà được giá, bên bán sẽ không ngần ngại để bỏ ra một khoản tiền để tân trang lại ngôi nhà của họ. Thậm chí nhiều ngôi nhà đã cũ, xuống cấp nhưng chỉ bằng vài thủ thuật đập đi xây lại nhanh chóng bằng vật liệu rẻ tiền là nhà đã trông như mới.

Tuy nhiên, không phải tất cả nhà mới sửa sang đều có mục đích để che giấu khuyết điểm. Thực tế có nhà được sửa laị để gia chủ đón tết, nhà có tiệc cưới hỏi… Nếu bạn không rành về kỹ thuật thì có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn. Do đó, người mua cần xem kỹ để tránh bị lừa bởi vẻ ngoài của ngôi nhà, làm mất thêm chi phí, thời gian tu sửa.

Phong thủy ngôi nhà

Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng khi mua nhà. Bạn cần quan tâm đến hướng nhà, vị thế căn nhà. Theo quan niệm của nhiều người, nên tránh ngôi nhà nằm ở cuối đường vào là ngõ cụt hay hình dạng đất mà đuôi nhà nhỏ hơn đầu thì căn nhà còn không tốt về mặt phong thủy nữa. Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng và cao hơn đằng trước là điều tốt lành.

Trong trường hợp ngôi nhà được bán từ một người mới ly hôn, vỡ nợ hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, chủ cũ vướng vòng lao lý, tù tội… thì cần cân nhắc, xem xét kỹ trước khi mua.

Related Posts

Kinh nghiệm mua nhà trong 8 bước

Nhà đất là một loại tài sản giá trị cao, hầu hết người mua chọn đặt niềm tin vào tiềm năng về giá trong tương lai, dù…

BDS khó khăn vẫn có nhân viên kiếm 1 tỉ 1 tháng

I. Giới thiệu Bài viết dưới góc nhìn của ông Hoàng Đình Khiêm – Chủ tịch Công ty Cổ phần Vietstarland, một trong những công ty môi…

4 bí quyết để mua nhà ở độ tuổi 20

Mua nhà là một quyết định quan trọng về mặt tài chính. Theo Realtor.com, 4/5 thành viên của Thế hệ Z (bao gồm những người trẻ sinh…

1 Hecta Bằng Bao Nhiêu M2? – Đơn Vị Diện Tích Trong Hệ Đo Lường

“Ha” là đơn vị đo diện tích được sử dụng rộng rãi trong hệ thống đo lường quốc tế. Một “ha” tương đương với 10.000 mét vuông…

Đường Vành Đai 2 TP.HCM – Giải pháp giao thông hiệu quả cho thành phố

Đường Vành Đai 2 TP.HCM là một công trình giao thông quan trọng được xây dựng trong khuôn khổ dự án đường Vành Đai TP.HCM. Đây là…

Hướng dẫn vay ngân hàng mua nhà

Vay ngân hàng mua nhà  Tình trạng vay ngân hàng mua nhà ở Việt Nam đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Các…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *