Bến xe Miền Đông mới là một quần thể phức hợp bao gồm khu vực bến xe chính kết hợp nhiều dịch vụ tiện ích với tổng diện tích trên 16 ha (rộng gần gấp ba so với Bến xe Miền Đông hiện hữu) nằm trên địa phận phường Long Bình, quận 9 TPHCM và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, trong đó phần diện tích thuộc TPHCM là 12.3 ha và 3.7 ha diện tích còn lại thuộc tỉnh Bình Dương. Bến xe Miền Đông mới sẽ phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách đi các tỉnh miền Đông, miền Trung và miền Bắc, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến, ngày cao điểm lễ/ tết lên đến 52.000 hành khách với hơn 1.800 lượt xe xuất bến. Bến xe cũng sẽ kết hợp với các tiện ích khác như bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa, trạm tiếp nhiên liệu, khu trung chuyển và giao dịch hàng hóa, khu thương mại dịch vụ.
Quy mô bến xe miền đông mới
Được khởi công xây dựng vào tháng 4/2017 với quy mô hơn 16 ha và vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng do Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) làm chủ đầu tư. Theo quy hoạch chi tiết, Bến xe Miền Đông mới gồm bốn khu A, B, C, D; trong đó:
- Khu A là đất bến bãi, công trình công cộng và phụ trợ, với công trình cao nhất có 26 tầng, có diện tích 122.480m2 (chiếm 76,37%,).
- Khu B là trạm xe buýt (cao 2 tầng).
- Khu C là kho trung chuyển và giao dịch hàng hóa (cao 5 tầng).
- Khu D là khu thương mại dịch vụ (cao 15 tầng).
Theo quy hoạch thì bến xe mới này sẽ có quy mô rộng gấp 3 lần bến xe hiện tại, có thể phục vụ 52.000 hành khách/ ngày kể cho dịp Lễ, Tết.
Bến xe cũng sẽ kết hợp sở hữu một các tiện ích như: trạm xăng nội bộ, bãi đậu xe cao tầng, khu vực sửa chữa xe, khu trung chuyển, khu mua bán hàng hóa, thương mại,…
Giai đoạn 1 của dự án bao gồm xây dựng nhà ga trung tâm, khu vực đậu xe, khu vực đón, trả khách, trạm xử lý nước thải, khu kỹ thuật. Dự kiến cuối năm 2019 sẽ được đưa vào vận hành, khai thác bến xe này ở giai đoạn 1.
Việc di dời từ bến xe hiện hữu đang hoạt động ra bến xe mới dự kiến được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: di dời 29 tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly từ 1.100 km trở lên (Quảng Trị trở ra các tỉnh phía Bắc).
- Giai đoạn 2 (sau một năm): di dời tiếp 85 tuyến vận tải hành khách cố định từ Thừa Thiên – Huế trở vào khu vực miền Trung, và các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, khu vực miền Tây và tuyến liên vận quốc tế.
Vị trí bến xe miền đông mới nằm ở đâu ?
Bến xe mới nằm ngay trên đường Xa Lộ Hà Nội, gần Khu Du Lịch Suối Tiên, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Với vị trí này thì sự kết nối vùng giữa bến xe Miền Đông mới với các tỉnh giáp ranh như Đông Nai, Bình Dương cực kỳ nhanh chóng.
Sự dịch chuyển vị trí của Bến xe Miền Đông mới giúp cho thành phố Hồ Chí Minh giảm ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra trên địa bàn quận Bình Thạnh hiện nay, giúp quá trình di chuyển của người dân về các quận trung tâm như Quận 1, quận 3 nhanh chóng hơn đồng thời xoá bỏ tình trạng xe dù bến cóc, thiết lập trật tự an toàn giao thông cũng như tình trạng an ninh, xã hội tốt hơn hiện tại. Đồng thời sự xuất hiện của Bến xe Miền Đông mới đem lại cho Quận 9 rất nhiều lợi ích mà chúng ta không ngờ tới.
Khi đi vào vận hành toàn bộ, Bến xe Miền Đông Mới sẽ trở thành điểm nóng của cơn sốt giá đất, thu hút đông đảo nhà đầu tư bất động sản (BĐS) tập trung tại đây. Cơ sở hạ tầng của quận 9, TP.HCM đang được đầu tư mạnh nhằm hoàn thiện kết nối giao thông với các quận nội thành và đi các tỉnh nhanh chóng.
Dự kiến đây cũng là bến cuối của tuyến xe buýt điện đô thị Vinbus mà Vingroup dự kiến triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020.
Lộ trình tuyến bến xe miền đông mới
Theo Sở GTVT, trước mắt bến sẽ sử dụng khu vực nhà ga chính để tổ chức cho các loại hình xe khách và xe buýt trung chuyển hành khách. Từ các tỉnh phía Bắc ra vào BXMĐ mới, các xe lưu thông theo lộ trình: Từ BXMĐ mới đi ra các tỉnh phía Bắc (cổng F3), rẽ phải QL1. Từ các tỉnh phía Bắc đến BXMĐ mới: QL1 – đường song hành bờ Bắc – cầu vượt số 1 (nút giao thông ĐH Quốc gia) – quay đầu về đường song hành bờ Nam – BXMĐ mới (cổng F3).
Từ trung tâm TP ra vào BXMĐ mới (xe buýt trung chuyển) lưu thông theo lộ trình: BXMĐ mới (cổng phụ đường số 13) – đường Hoàng Hữu Nam – đường số 400 – đường song hành bờ Nam – cầu vượt số 2 (nút giao thông ĐH Quốc gia) – quay đầu về đường song hành bờ Bắc – trung tâm TP. Từ trung tâm TP đi vào BXMĐ mới: QL1 – đường song hành bờ Nam – BXMĐ mới (cổng F3).