Hợp đồng đặt cọc và những thông tin pháp lý liên quan

Hợp đồng đặt cọc là một trong những hợp đồng phổ biến hiện nay.  Vậy hợp đồng này là gì và nó có cần công chứng hay không? Cũng như những giá trị pháp lý liên quan đến hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc hiện nay là một trong những dạng hợp đồng được thực hiện thành lập giữa một bên mua và một bên bán. Hợp đồng này quy định về số tiền đặt cọc cũng như những yếu tố liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của cả hai bên. Để giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố pháp lý liên quan đến hợp đồng đặt cọc. Một vài thông tin chia sẻ để bạn có cái nhìn tổng quan nhất về loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Cũng như chia sẻ về cách thức để có thể sở hữu được một mẫu hợp đồng phù hợp để điều chỉnh sao cho cho dễ dàng sử dụng nhất.

Hợp đồng quy định quyền lợi và trách nhiệm
Hợp đồng quy định quyền lợi và trách nhiệm

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng đặt cọc là một trong những biện pháp để đảm bảo thực hiện việc quy định và thừa nhận ràng buộc giữa bên mua và bên bán khi chưa ký kết hợp đồng dân sự. Thực tế hiện nay thì có rất nhiều dạng hợp đồng được ký kết với nhiều hình thức khác nhau.

Một số loại hợp đồng đặt cọc phổ biến mà bạn đọc có thể biết đến như là hợp đồng đặt cọc mua đất, hợp đồng đặt cọc mua nhà, hợp đồng đặt cọc thuê nhà, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất…Ngoài ra còn tùy thuộc vào giao dịch giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc mà có một số loại hợp đồng khác.

Chủ thể ký kết hợp đồng đặt cọc

Cũng giống như các hình thức giao dịch dân sự khác người tham gia ký kết hợp đồng phải là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự. Đồng thời cả hai bên phải đảm bảo đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với việc tham gia theo hình thức tự nguyện.

Đối tượng của hợp đồng đặt cọc

Theo như quy định tại khoản 1 điều 328 bộ luật dân sự năm 2015, quy định đối tượng ký kết hợp đồng phải là tiền hoặc các vật dụng có giá trị. Và đối tượng được sử dụng để đặt cọc có giá trị thanh toán cao.

Đặc biệt là đối tượng áp dụng biện pháp đặt cọc phải thuộc chủ sở hữu của bên đặt cọc. Hoặc cũng có thể thuộc một đối tượng chủ thể khác nếu như người đó đồng ý.

Mục đích của việc thực hiện hợp đồng đặt cọc

Việc thực hiện hợp đồng là tùy vào sự thỏa thuận của các bên căn cứ vào thời điểm đặt cọc. Cũng như được xem là một trong những biện pháp để đảm bảo xác định mục đích của việc đặt cọc.

Mục đích của việc đặt cọc theo như quy định của bộ luật dân sự vào năm 2015 là đảm bảo giao kết việc thực hiện hợp đồng. Hiện nay thì pháp luật Việt Nam chưa có quy định nhưng theo việc đặt cọc có thể thỏa thuận mục đích để đảm bảo thực hiện giao kết hợp đồng, vừa đảm bảo thực hiện hợp đồng.

Thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc có thể cùng hoặc sau khi chúng ta ký kết hợp đồng chính thức. Hợp đồng có thể thực hiện khi chủ thể phát sinh quan hệ nghĩa vụ hoặc chưa phát sinh quan hệ nghĩa vụ.

Trường hợp mà chúng ta thực hiện hợp đồng phát sinh trước khi thực hiện nghĩa vụ, thì việc ký kết là để đảm bảo việc giao kết hợp đồng. Và thi thỏa thuận về việc đặt cọc có hiệu lực về mặt pháp lý thì nó tên ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong việc giao kết hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng thì phải chịu sự chế tài theo những quy định đã ghi rõ trong hợp đồng. Nếu như xảy ra trường hợp này thì hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực và nó sẽ thực hiện theo như những thỏa thuận ghi trong hợp đồng.

Trong trường hợp hợp đồng phát sinh sau khi hợp đồng đã được ký kết thì mục đích của việc thực hiện đặt cọc là để thực hiện hợp đồng.

Trường hợp cuối cùng đó là bên chủ thể thỏa thuận việc đặt cọc là đã giao kết hợp đồng vừa để thực hiện hợp đồng thì hiệu lực của thỏa thuận này có thể kéo dài khi giao kết hoặc khi hoàn thành xong hợp đồng. Và tài sản đem đi đặt cọc có thể bị xử lý bất kỳ lúc nào nếu như có vi phạm xảy ra.

v
Hợp đồng ràng buộc cả hai bên

Hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải có những nội dung gì?

Để có thể thành lập được hợp đồng này thì chúng ta cần phải tuân theo quy định tại khoản 1 điều 328 của bộ luật dân sự năm 2015. Và những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng được quy định cụ thể dưới đây.

Thông tin của hai bên

Trong hợp đồng phải ghi rõ đầy đủ họ tên ngày tháng năm sinh chứng minh nhân dân ngày tháng năm và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân địa chỉ thường trú của bên đặt cọc cũng như bên nhận đặt cọc.

Tài sản đặt cọc

Loại tài sản mà người đặt cọc đem đi đặt cọc cho người nhận đặt cọc có thể là tiền kim khí quý đá quý hoặc những vật dụng có giá trị tương đương.

Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc ghi rõ bên trong hợp đồng là do hai bên tự thỏa thuận.

Mục đích đặt cọc

Cần phải thể hiện được đầy đủ mục đích bên trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của hai bên

Bên đặt cọc có quyền giao tài sản hoặc tiền của mình cho bên nhận đặt cọc. Và bên nhận đặt cọc sẽ nhận tiền cũng như những tài sản có giá trị từ phía bên đặt cọc. Sau khi ký kết hợp đồng thì giao kết được xác lập và hai bên có nghĩa vụ là phải thực hiện những quy định đã thỏa thuận.

Nếu như bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên đặt cọc bị mất tài sản. Nếu như bên nhận đặt cọc không thực hiện đúng những giao kết thì có thể trả lại một phần hoặc là toàn bộ cộng với những quy định khác theo thỏa thuận.

Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong hợp đồng cũng như rõ về phương thức giải quyết tranh chấp để đảm bảo xử lý những vấn đề rủi ro phát sinh.

Hợp đồng nên có quy định về ràng buộc về xử lý đặt cọc
Hợp đồng nên có quy định về ràng buộc về xử lý đặt cọc

Hình thức của hợp đồng đặt cọc ra sao?

Theo như quy định của pháp luật Việt Nam hoặc là dựa trên những thông tin của bộ luật dân sự vào năm 2015 thì chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này. Hợp đồng này chỉ là một trong những biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ giữa bên A và bên B. Cũng như mẫu hợp đồng này không đòi hỏi những điều kiện để có phải thể lập.

Việc thành lập hợp đồng này là vô cùng cần thiết vì nó đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Xử lý tranh chấp theo hình thức đã được ghi trong hợp đồng để dễ dàng cho hai bên ký kết và thực hiện.

Xử lý tài sản đặt cọc trong hợp đồng như thế nào?

Tài sản được quy định trong hợp đồng sẽ có rất nhiều hướng để giải quyết.

  • Khi hợp đồng được ký kết thỏa thuận thì tài sản đặt cọc sẽ được trả về cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo thỏa thuận của các bên tham gia.
  • Nếu như bên đặt cọc từ chối thực hiện các giao kết ghi trong hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Còn trong trường hợp là bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì bên đặt cọc ra được trả lại tài sản và được trả lại một khoản tiền tương ứng để đền bù.

Hợp đồng đặt cọc có quyền công chứng theo quy định hay không?

Theo như những quy định của Pháp luật hiện nay thì chưa có quy định nào bắt buộc hợp đồng phải đi công chứng. Chỉ có một số loại hợp đồng theo quy định bắt buộc phải công chứng thì mới đi công chứng. Quy định cụ thể đối với những mẫu hợp đồng không công chứng sẽ không có giá trị về mặt pháp lý.

Hợp đồng đặt cọc không phải là một trong những hợp đồng nằm trong điều kiện phải đi công chứng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn vẫn có thể đem hợp đồng ra công chứng để tránh tình trạng để đảm bảo dễ dàng xử lý khi có phát sinh.

Công chứng hợp đồng đặt cọc thì cần phải chuẩn bị hồ sơ và tài liệu như thế nào?

Theo như quy định tại khoản 1 điều 35 của luật công chứng vào năm 2006, để có thể công chứng hợp đồng thì bắt buộc chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ tài liệu cũng như giấy tờ kèm theo.

  • Đầu tiên là phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng theo mẫu. Phiếu công chứng hợp đồng thì chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được trên mạng. Chỉ cần tải về in ra và điền thông tin là có thể dễ dàng sở hữu phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng.
  • Hợp đồng dự thảo
  • Bản sao các giấy tờ tùy thân
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu quyền sử dụng hoặc bảng sau các loại giấy tờ có thể thay thế được theo quy định của pháp luật đối với loại tài sản đăng ký quyền chủ sở hữu.
  • Bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch và hợp đồng.

Bản sao của các tài liệu hoặc văn bản có thể là bản in, bản chụp, bản đánh máy nhưng phải đảm bảo đầy đủ nội dung chính xác như bạn chứng và không có chứng thực. Và khi bạn đi thực hiện công chứng hợp đồng cần phải mang theo bản chính của các tài liệu để đối chiếu.

Hợp đồng không yêu cầu công chứng
Hợp đồng không yêu cầu công chứng

Làm sao để có thể sở hữu được hợp đồng đặt cọc mẫu để tham khảo?

Để có thể sở hữu được hợp đồng đặt cọc file word tham khảo thì chúng ta có phải liên hệ với đơn vị tư vấn luật. Họ có thể hỗ trợ và cung cấp những mẫu hợp đồng phù hợp nếu như bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó thì bạn vẫn có thể có được những mẫu hợp đồng đặt cọc file Word trên các trang mạng tìm kiếm.

Hiện nay các mẫu hợp đồng được soạn thảo với rất nhiều bản miễn phí khác nhau. Bạn có thể down về máy sau đó chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tế của mình là được. Đây là một trong những cách vô cùng nhanh và hữu hiệu dành cho những ai muốn sở hữu các mẫu hợp đồng.

Với những thông tin mà đội ngũ BDS Online chia sẻ về hợp đồng đặt cọc cũng như những thông tin pháp lý liên quan đến hợp đồng. Hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về hợp đồng cũng như những thông tin mà chúng ta cần phải thể hiện rõ trong hợp đồng. Chia sẻ về bí quyết để giúp cho người đọc có thể sở hữu được các mẫu hợp đồng đặt cọc nhanh nhất hiện nay.

Related Posts

Cho Thuê Laptop Giá Rẻ – Giải Pháp Tiết Kiệm Cho Doanh Nghiệp và Cá Nhân

Tổng Quan Về Dịch Vụ Cho Thuê Laptop Dịch vụ cho thuê laptop giá rẻ đang ngày càng phát triển và được nhiều đối tượng khách hàng…

Dịch vụ Startup Khởi nghiệp – Đồng hành cùng thành công của bạn

Startup khởi nghiệp là gì? Startup khởi nghiệp là quá trình xây dựng một doanh nghiệp mới từ những ý tưởng sáng tạo, đột phá với tiềm…

Mua bán nhà phố

Mua bán nhà phố là một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là khi đây là tài sản có…

Giới thiệu dự án The Tropicana garden

Dự án The Tropicana Garden có quy mô lên đến 200 căn nhà biệt thự nghỉ dưỡng, được thiết kế với định hướng là khu nhà vườn…

Đầu tư 6.619 tỷ đồng xây cao tốc Dầu Giây Tân Phú

Ban Quản lý Dự án Thăng Long đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây…

Khu đô thị Phúc Hưng Golden

Phúc Hưng Golden là dự án với quy mô hơn 51ha 2600 nền, 41ha đã được chính phủ quy hoạch 1/500 và 10ha còn lại là đất mặt…